Khảo sát hoạt động Ứng dụng, Phát triển công nghệ một số doanh nghiệp tại An Giang

Đăng vào 03/10/2022

Trong hai ngày 29-30/9/2022 đoàn công tác của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ tỉnh An Giang tổ chức Khảo sát thực trạng Ứng dụng, phát triển công nghệ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh An Giang. Tham gia đoàn khảo sát có ông Phạm Thế Dũng – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, ông Tầng Phú An – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh An Giang cùng đại diện các phòng ban thuộc hai đơn vị.

Tại Công ty Cổ phần Cơ khí An Giang: Đại diện doanh nghiệp cho biết đơn vị với bề dày lịch sử 30 năm, là nhà cung cấp và sản xuất chuyên nghiệp máy móc, công cụ cơ khí phục vụ sản xuất công, nông nghiệp, trải rộng trong các khâu canh tác, thu hoạch, xử lý & chế biến, đóng gói, tồn trữ, vận chuyển. Ngoài ra còn tham gia vào lĩnh vực xây lắp, cầu đường, mua bán và sửa chữa ôtô. Một số sản phẩm kể tới như: Các hệ thống sấy lúa dạng tháp công suất đến 45 tấn/mẻ, hệ thống sấy lúa tần sôi công suất 10-20 tấn/giờ; hệ thống sấy cám gạo hàng chục tấn/giờ; cụm Silo tồn trữ lúa, gạo; các máy phục vụ canh tác, thu hoạch lúa ngô; các sản phẩm phụ trợ; ngoài ra đơn vị cũng làm chủ thiết kế, chế tạo và thi công công trình cầu thép nông thôn phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng sông cửu long;... Thời gian tới doanh nghiệp tiếp tục mở rộng phát triển một số dòng máy phục vụ ngành nông nghiệp như: Hệ thống xay xát gạo quy công suất nhỏ 800kg/giờ phục vụ các hợp tác xã, sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; thiết bị vận chuyển lúa; máy cấy lúa;... đơn vị mong muốn tìm kiếm nguồn lực và các đối tác phối hợp chuyển giao công nghệ để phát triển hệ thống thiết bị trên nhằm sớm đưa sản phẩm đưa ra thị trường phục phụ phát triển kinh tế xa hội tại địa phương.

Tại công ty TNHH MTV Công Nghệ Sau Thu Hoạch Dương Xuân Quả: Ông Dương Xuân Quả (tên thường gọi là Năm Nhã) – Giám đốc công ty cho biết đơn vị đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp với nhiều sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cấp và đưa vào ứng dụng phục vụ trong lĩnh vực này, nổi bật nhất là các hệ thống sấy lúa với nhiều quy mô khác nhau được chuyển giao cho hàng loạt cơ sở sấy lúa vùng đồng bằng sông cửu long đã làm nên tên tuổi của đơn vị. Đặc biệt gần đây doanh nghiệp đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất gạo sữa với độ ẩm dưới 10%, tỷ lệ tấm dưới 2%, sản phẩm nghiên cứu đã được được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền số 30146 ngày 15/10/2021 về quy trình sản xuất gạo sữa. Với mong muốn gia tăng giá trị cho hạt gạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống người nông dân, doanh nghiệp mong muốn chuyển giao miễn phí công nghệ này tới các đơn vị có nhu cầu.

Tiếp và làm việc với đoàn, lãnh đạo Công Ty TNHH Một Thành Viên Trịnh Văn Phú cho biết doanh nghiệp đã cáo hàng chục năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến, phát triển các sản phẩm từ lúa gạo. Ngoài các sản phẩm gạo truyền thống, công ty đã phát triển các sản phẩm gạo hữu cơ, gạo dinh dưỡng không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu sang một số nước khó tính. Hiện tại công ty tiến hành liên kết với bà con nông dân với diện tích lên đến hàng trăm ha để sản xuất các giống lúa hữa cơ, có hàm lượng dinh dưỡng cao theo một quy trình riêng, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU…Sản phẩm có giá trị lớn hơn 2 lần với các sản phẩm thông thường. Doanh nghiệp mong muốn các đơn vị quản lý nhà nước đồng hành, phổ biến hỗ trợ người dân trong việc triển khai nhân rộng mô hình, tìm kiếm giới thiệu đơn bị cung cấp thiết bị chế biến phân hữu cơ siêu tốc từ phụ phẩm chế biến trái cây theo công thức/quy trình riêng của doanh nghiệp để phục vụ hoạt động phát triển sản phẩm lúa hữu cơ.

  

 Một số hình ảnh quá trình khảo sát

Kết thúc chuyến khảo sát, đồng chí Phó Cục trưởng phụ trách Phạm thế Dũng đã giao Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc sở KH&CN An Giang tổng hợp các công nghệ/thiết bị mà doanh nghiệp đã làm chủ phố biến, kết nối với các đối tác có nhu cầu, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm các công nghệ trong và ngoài nước phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp để kết nối chuyển giao và phát triển, góp phần thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ tại địa phương.

Nguồn: Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm.


Tin khác

Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Giám đốc...