Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm an toàn trong nông hộ tại các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu

Đăng vào 11/09/2019

 


Bàn giao lợn giống tại hộ nhà ông Phạm Ngọc Hoàn Phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Chăn nuôi lợn là nghành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành chăn nuôi nước ta, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng chiếm 73% sản lượng thịt hơi các loại. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,66 triệu tấn, tăng 4,95% so với năm 2015. Tổng số đàn lợn cả nước đạt 29,07 triệu con (tăng 4,77% so với năm 2015), trong đó: 24,76 triệu con lợn thịt, 4,24 triệu con lợn nái và 0,07 triệu con lợn đực. Như vậy, số lượng và sản lượng đàn lợn cả nước đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, số lượng và sản lượng thịt lợn không đồng đều ở các vùng sinh thái.

 



Số lượng lợn ở các tỉnh Miền núi và Trung du phía Bắc đạt 7,2 triệu con (chiếm 24,7% số lượng lợn cả nước), tuy nhiên sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ chiếm 15,5% sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả nước (đạt 0,57%). Trong số các tỉnh Miền núi và Trung du phía Bắc, các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu có sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng thấp so với các tỉnh khác trong vùng (Cao Bằng chiếm 4,4%, Tuyên Quang chiếm 5,7% và Lai Châu chiếm 1,6% tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc).

Để phát triển chăn nuôi lợn có năng suất chất lượng cao, chuyển giao khoa học kỹ thuật về miền núi và trung du phía Bắc, việc đầu tư về con giống, thức ăn, trang thiết bị chăn nuôi và đặc biệt là hướng dẫn các quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, chăn nuôi lợn an toàn theo hướng VietGAP để góp phần nâng cao năng suất là việc làm rất cần thiết hiện nay.

Với mục tiêu chung phát triển chăn nuôi nhằm tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, đáp ứng cơ bản các thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng và nâng cao thu nhập của người nông dân, việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm an toàn trong nông hộ tại các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu” là cần thiết giúp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với thực tế, tỷ lệ các hộ dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật được tăng lên sẽ góp phần tăng năng suất - hiệu quả sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng suất chăn nuôi lợn, giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Dự án đã hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đề ra;
- Dự án đã xây dựng thành công 03 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm giống ngoại với tổng số 460 con/3 tỉnh là Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu với quy mô trong nông hộ.
- Đàn lợn của Dự án sinh trưởng và phát triển tốt. Khả năng tăng khối lượng đạt 778,3g/con/ngày; Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trung bình đạt 2,53kgTA/kgTKL.
- Tổng số lợn thịt xuất bán của Dự án đạt 44,3 tấn
- Dự án đã tổ chức tham quan cho 60 người
- Tập huấn kỹ thuật cho 180 người tham gia trong và ngoài mô hình
- Dự án có khả năng nhân rộng vì việc nuôi các giống lợn ngoại và áp dụng các quy trình kỹ thuật đã nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn của hộ gia đình
- Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương đã cử cán bộ chỉ đạo thường xuyên theo dõi, hướng dẫn các mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm thực hiện tốt các yêu cầu kỹ thuật.
- Cấp phát đầy đủ, kịp thời các loại vật tư đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ theo thuyết minh đã được phê duyệt
- Việc chăn nuôi lợn ngoại phát triển tốt ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang và Lai Châu
- Việc chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP theo quy trình của Dự án góp phần nâng cao năng suất hơn so với việc nuôi lợn của các hộ trước khi tham gia Dự án, cụ thể: Nâng cao 15,8% tăng khối lượng/ngày và giảm được 11,2% tiêu tốn thức ăn so với trước khi tham gia Dự án.

Liên kết nguồn tin: http://www.vista.gov.vn/UserPages/News/detail/tabid/73/newsid/19990/seo/19990/language/vi-VN/language/vi-VN/Default.aspx


Tin khác

Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Giám đốc...